Thông tin bên lề Kỳ_Vương

  • Ở kỳ 1, ván playoff giữa Naitō Kunio và Ōuchi Nobuyuki[13] được tổ chức tại Honolulu, Hawaii, đánh dấu lần đầu tiên một ván Shogi chuyên nghiệp được tổ chức ở nước ngoài.
    • Trước đó, ván được dự định để tổ chức ở Hawaii là ván giữa Naitō và Takashima, tuy nhiên do Takashima phản đối nên ván đấu được đổi thành ván playoff.
    • Ngoài ra, ván 1 trong loạt 5 ván của kỳ 35 cũng được tổ chức tại Thượng Hải, Trung Quốc.
  • Danh hiệu Kỳ Vương cũng có nghĩa là "vua cờ", và ở các nước nói tiếng Trung, các nhà vô địch cờ tướng cũng hay được gọi là Kỳ Vương (ở Nhật Bản gọi là Danh Nhân). Ví dụ, cao thủ Hồ Vinh Hoa đã từng có một thời được gọi là Kỳ Vương. Kỳ Vương kỳ 1 Ōuchi Nobuyuki đã chơi cờ tướngĐài Loan trong khi đang nghiên cứu về lịch sử Shogi. Ông đã viết rằng mình từng thấy một tấm biển ghi rằng "Danh Nhân Shogi Ōuchi Nobuyuki đến thăm Hàn Quốc" ở Hàn Quốc[14].
  • Ở kỳ 7, Moriyasu Hidemitsu Bát đẳng có lần đầu tiên tham gia một ván tranh ngôi. Thời đó, ván 3 trong loạt 5 ván thường được tổ chức ở Niigata, khi đó Harada Yasuo Cửu đẳng, một kỳ thủ đến từ Niigata sẽ làm nhân chứng và bình luận. Harada đã gọi lối đánh của Moriyasu là "Phong cách Daruma", một cái tên ông bất chợt nghĩ ra trong buổi tiệc tối trước ván đấu. Moriyasu rất thích cái tên này và thường xuyên sử dụng nó kể từ đó.
  • Ở kỳ 15, Ōyama Yasuharu Thập ngũ thế Danh Nhân đã khiêu chiến thất bại Minami Yoshikazu Kỳ Vương với tỷ số 0-3. Tuy nhiên, Ōyama đã trở thành kỳ thủ già nhất tham gia một loạt tranh ngôi. Ngoài ra, ông chưa bao giờ giành danh hiệu Kỳ Vương.
  • Ở kỳ 24, Fujii Takeshi là kỳ thủ nhánh thắng tiến vào loạt 2 ván Xác định Khiêu chiến giả, tuy nhiên ông đã để thua 0-2 trước kỳ thủ nhánh thua Satō Yasumitsu. Trong ván 2 của loạt này, Fujii ban đầu tưởng rằng lượt đi sẽ đảo ngược từ ván 1, tuy nhiên ông đã rất bất ngờ khi thấy lượt đi vẫn được quyết định bằng furigoma.
  • Ở kỳ 28, Maruyama Tadahisa đã thắng liền 4 ván để chiến thắng nhánh thua, giành quyền Khiêu chiến và sau đó giành danh hiệu Kỳ Vương. Đây là lần đầu tiên kể từ sau kỳ 18 có một kỳ thủ thua bán kết giành quyền khiêu chiến.
  • Ở kỳ 40, Habu Yoshiharu đã giành quyền khiêu chiên Watanabe Akira Kỳ Vương nhưng để thua trắng 0-3. Đây là lần duy nhất Habu khiêu chiến thất bại một danh hiệu với tỷ số như vậy.
  • Ở kỳ 45, Honda Kei Tứ đẳng (được thăng lên Ngũ đẳng sau đó) đã giành quyền khiêu chiến, trở thành kỳ thủ đầu tiên giành quyền khiêu chiến tại giải danh hiệu đầu tiên của mình, và cũng là kỳ thủ khiêu chiến danh hiệu Kỳ Vương nhanh nhất chỉ sau 1 năm 4 tháng lên chuyên. Đây cũng là lần đầu tiên một kỳ thủ Tứ đẳng và ở hạng C2 Thuận Vị chiến giành quyền khiêu chiến Kỳ Vương. Tuy vậy, Honda đã không thể giành được danh hiệu.
  • Sau lần khiêu chiến của Honda ở trên, các kỳ thủ tham gia lần đầu tiếp tục thi đấu tốt, như Ishikawa Yūta tiến vào top 8 trong kỳ 46, Tomita Seiya tiến vào top 16 và Taniai Hiroki tiến vào top 8 trong kỳ 47.
  • Ở kỳ 48, Satomi Kana Nữ lưu Tứ quán đã trở thành kỳ thủ nữ đầu tiên tiến vào vòng Xác định Khiêu chiến giả của một giải danh hiệu chính thức, ngoài ra, với thành tích 10 thắng - 4 thua trong các giải chính thức, cô đã thành công giành quyền làm bài kiểm tra lên chuyên.